Hướng dẫn lập dự toán xây dựng | Tải file mẫu Excel 2023

 1258  02.06.2021

1. File mẫu Excel dự toán xây dựng mới nhất năm 2023

  • Công ty xây dựng Phuc Khang Group mong rằng với biểu mẫu dự toán xây dựng bằng file Excel kèm theo hướng dẫn bên dưới này sẽ giúp quý vị tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và nâng cao hiệu quả công việc khi lập dự toán. Nguồn: sưu tầm internet.

download dự toán xây dựng

2. Hướng dẫn lập dự toán xây dựng

dự toán xây dựng là gì

  • Có nhiều khái niệm chuyên môn nhưng hiểu đơn giản là công việc dự trù tính toán và liệt kê ra trước toàn bộ chi phí để hoàn thành công trình xây dựng. Dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế thi công
  • Định nghĩa chi tiết hơn theo Điều 8 Nghị định 68/2019/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng. Sau đây Phuc Khang Group xin chia sẽ file PDF hướng dẫn lập dự toán xây dựng chi tiết nhất từ web xaydung360.vn: File hướng dẫn lập dự toán xây dựng

Xem thêm hướng dẫn lập dự toán xây dựng tại Thư viện pháp luật từ ngày 15/10/2021.

3. Mục đích việc lập dự toán xây dựng

mục đích và vai trò dự toán xây dựng

  • Để chủ đầu tư nắm được tổng chi phí đầu tư công trình trước khi quyết định đầu tư.
  • Dựa vào đó làm cở sở để chọn lựa nhà thầu, đàm phàm ký kết hợp đồng, chủ động hơn trong quá trình phê duyệt các hạng mục, kiểm tra thanh quyết toán công trình.
  • Hỗ trợ việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Vai trò của việc lập dự toán xây dựng

  • Là cơ sở để xác định giá gói thầu khi kêu gọi đấu thầu.
  • Căn cứ vào dự toán để đàm phán ký kết hợp đồng.
  • Dựa vào đó đưa ra được các chỉ tiêu kỹ thuật và thiết kế công trình.
  • Tính toán được phí tổn công trình để lập kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư.
  • Lập dự toán xây dựng là công việc rất quan trọng mà kỹ sư xây dựng nào cũng cần phải biết.

5. Quy trình lập dự toán xây dựng gồm 8 bước

quy trình dự toán xây dựng

  • Bước 1: Tra cứu và áp đơn giá xây dựng ở tỉnh/thành phố áp dụng.
  • Bước 2: Nhập dữ liệu (data) đầu vào theo tiên lượng.
  • Bước 3: Điều chỉnh giá vật liệu xây dựng ở thời điểm thi công.
  • Bước 4: Áp giá nhân công căn cứ văn bản hướng dẫn hiện hành.
  • Bước 5: Tính giá các ca máy và trang thiết bị thi công.
  • Bước 6: Tính toán giá dự thầu.
  • Bước 7: Tính giá dự toán xây dựng.
  • Bước 8: Chọn loại và cấp công trình xây dựng.

6. Quy định lập dự toán xây dựng dựa vào giá vật liệu

6.1. Quy định về lập dự toán xây dựng theo quy định pháp luật

Căn cứ vào Điều 8 của Nghị Định 68/2019/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 như sau:

Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu, được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước hoặc thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức xây dựng, đơn giá xây dựng.

6.2. Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm

a) Chi phí xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng;

b) Chi phí thiết bị gồm chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ, chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh và các chi phí khác có liên quan;

c) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này để tổ chức thực hiện quản lý dự án đối với công trình kể từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng;

d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình gồm chi phí khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng và các chi phí tư vấn khác liên quan;

đ) Chi phí khác của công trình gồm chi phí hạng mục chung và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm a, b, c, và d Khoản này. Chi phí hạng mục chung gồm chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có), chi phí bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình (nếu có), chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu và một số chi phí có liên quan khác liên quan đến công trình;

e) Chi phí dự phòng của công trình gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP