Những mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng đẹp tuyển chọn

 1523  16.12.2020

Thiết kế tòa nhà văn phòng với quy mô tầm trung như: Hầm + Trệt + 6 đến 10 lầu xuất hiện ngày càng nhiều, đây là xu thế phát triển của đô thị trung tâm hiện nay. Sau nhiều năm thiết kế thi công tòa nhà, chúng tôi hiểu được nỗi băn khoăn của gia chủ khi chuẩn bị thực thi những công trình có quy mô như vậy. Những lo lắng đó có thể là:

tòa nhà văn phòng 34 phan đình giót

  • Công trình phân khúc này, không phải nhà thầu nào cũng đủ năng lực để thi công.
  • Cũng như thiết kế tòa nhà căn hộ dịch vụ, thường dạng công trình này chủ yếu khai thác cho thuê, vậy công năng khi thiết kế tòa nhà văn phòng như thế nào để khai thác đạt hiệu quả tối đa lợi nhuận.
  • Phuc Khang Group sẽ giải đáp tất cả thắc mắc trên qua bài viết sau đây:

1. Các mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng

1.1. Phuc Khang Building diện tích (7 x 28)m 11 tầng

Phuc Khang Building là công trình rất đặc biệt, bởi do chính Phuc Khang Group đầu tư xây dựng trọn gói từ A – Z.

  • Tòa nhà văn phòng: Phuc Khang Building
  • Diện tích (7×28)m – phong cách Tân Cổ Điển
  • Quy mô: Hầm + trệt + lửng + 8 lầu (thang máy)
  • Tổng m2 sàn: 1.849 m2

thiết kế tòa nhà văn phòng phuc khang building

Bố trí công năng khi thiết kế tòa nhà văn phòng:

  • Hầm: garage
  • Trệt: reception của Phuc Khang Group, cho thuê mặt bằng (phần còn lại)
  • Lửng + Lầu 1 đến Lầu 5: văn phòng cho thuê (2 – 3 khu/tầng)
  • Lầu 6: văn phòng của Phuc Khang Group
  • Lầu 7: sân thượng kết hợp kinh doanh Coffee/văn phòng
  • Lầu 8: mái BTCT
  • Thang thoát hiểm: góc phải cuối nhà
  • Thang bộ – Thang máy: khoảng giữa tòa nhà
  • Toilet: nam nữ / tầng.

phối cảnh thiết kế tòa nhà văn phòng (7x28)m 11 tầng

1.2. Office Building diện tích (7×18)m 10 tầng

  • Tên tòa nhà văn phòng: Office Building Bạch Đằng
  • Chủ đầu tư: Chú Dương Văn Đăng – Quận Tân Bình
  • Diện tích đất: (7×18)m – phong cách Tân Cổ Điển
  • Quy mô: Hầm + trệt + lửng + 7 lầu (thang máy)
  • Tổng m2 sàn: 969 m2

thiết kế tòa nhà văn phòng (7x18)m 10 tầng

Bố trí công năng khi thiết kế tòa nhà văn phòng:

  • Hầm: garage
  • Trệt: reception
  • Lửng + Lầu 1 đến Lầu 4: văn phòng cho thuê
  • Lầu 5: 2 Phòng ngủ có thể cho thuê hoặc ở
  • Lầu 6 – 7: Penthouse của gia chủ
  • Thang bộ – thang máy – thông tầng: khoảng giữa tòa nhà
  • Toilet: nam nữ / tầng

2. Các phong cách thiết kế tòa nhà văn phòng

2.1. Tòa nhà văn phòng hiện đại

thiết kế tòa nhà phong cách hiện đại

  • Là dạng tòa nhà được thiết kế góc cạnh mạnh mẽ hiện đại với vật liệu chủ đạo là kính cường lực, được các Kiến Trúc Sư thiết kế hài hòa không mang cảm giác khô cứng.
  • Với kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công tòa nhà, chúng tôi bố trí công năng một cách khoa học, làm sao để khai thác tối đa được diện tích tòa nhà.
  • Top 10 mẫu thiết kế Tòa nhà văn phòng Hiện Đại:

mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng phong cách hiện đại đẹp

2.2. Tòa nhà văn phòng Tân Cổ Điển

thiết kế tòa nhà văn phòng phong cách tân cổ điển

  • Xuất hiện vào thế kỷ 18 và bùng nổ mạnh mẽ nhất vào thế kỷ 19 tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Lấy cảm hứng từ sự sang trọng quý phái của Châu Âu nói chung và Pháp nói riêng. Với kiến trúc này thì tòa nhà toát lên vẻ kiêu sa, sang trọng hơn các tòa nhà cùng dãy.
  • Chủ đạo là kiến trúc đối xứng sử dụng phào chỉ tinh tế thẩm mỹ, thiết kế tòa nhà văn phòng tân cổ điển sẽ tạo nên sự ấn tượng, khả năng khai thác cho thuê sẽ cao hơn.
  • Top 10 mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng Tân Cổ Điển:

mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng phong cách tân cổ điển đẹp

3. Thiết kế tầng hầm tòa nhà văn phòng

thiết kế hầm để xe tòa nhà

3.1. Phân biệt tầng hầm chìm và bán hầm

  • Tầng hầm chìm là phần nằm hoàn toàn dưới mặt đất (nằm dưới tầng trệt). Tầng trệt lúc này sẽ nằm ngang với vỉa hè. Rất phù hợp cho nơi có thời tiết lạnh cần giữ ấm.
  • Tầng bán hầm (hầm nổi) là một 1/2 chiều cao tầng hầm sẽ nằm dưới và 1/2 còn lại sẽ nằm phía trên. Theo quy định thì tầng trệt lúc này sẽ được thiết kế cao hơn vỉa hè 1m. Thời tiết ở Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều, nên bán hầm sẽ phù hợp hơn. Vì không quá sâu, dễ lên xuống, thông thoáng tốt.

3.2. Lợi ích của thiết kế tầng hầm tòa nhà

  • Công năng chính của tầng hầm đa phần được thiết kế làm chỗ để xe rất thuận tiện.
  • Là không gian chứa hệ thống điều hòa, các loại máy móc, chứa những đồ đạc ít sử dụng.
  • Tầng hầm còn có tác dụng khác nữa là làm một lớp cách ẩm cho công trình.

3.3. Các lưu ý khi thiết kế tầng hầm tòa nhà

  • Chiều cao của tầng hầm tối thiểu: 2.2 m
  • Độ dốc tối thiểu của lối xuống tầng hầm: 13%
  • Đường dốc cong và thẳng: 17%
  • Thang máy thiết kế xuống tới tầng hầm.
  • Nền và vách đổ bê tông dày 20cm để tránh nước thải nước ngầm.
  • Có biện pháp chống thấm và thông thoáng cho hầm.
  • Thiết kế rãnh âm dưới chân đường dẫn xuống hầm để thoát nước sang lỗ ga, thiết kế máy bơm nước ra ngoài khi mưa lớn.
  • Lối ra của tầng hầm:
    • Bố trí trực tiếp ra ngoài.
    • Không thông với hành lang tòa nhà.
    • Số lượng ≥ 2 lối.
    • Kích thước ≥ 0.9×1.2m.

Xem chi tiết về bài viết: 9 lưu ý quan trọng khi thiết kế tầng hầm tòa nhà văn phòng

4. Thiết kế sảnh tầng trệt tòa nhà văn phòng

4.1. Sảnh tầng trệt tòa nhà văn phòng

thiết kế sảnh tầng trệt tòa nhà văn phòng

  • Sảnh tầng trệt (tiền sảnh, sảnh lễ tân, sảnh đón khách) là khu vực đầu tiên mà khách hàng bước vào khi ghé thăm. Nơi tiếp đón, tiếp nhận, hướng dẫn các thủ tục khi khách hàng cần liên hệ.
  • Trong thiết kế tòa nhà văn phòng, diện tích sảnh lễ tân rất nhỏ so với diện tích tòa nhà, nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng không thể thiết kế qua loa sơ sài. Bởi một số lý do sau:
    • Thể hiện diện mạo doanh nghiệp: thông qua sảnh đón, khách hàng hiểu được phần nào về lĩnh vực và định hướng công ty.
    • Tăng thiện cảm: ở sảnh lễ tân nếu thiết kế không tỉ mỉ, đồ đạc bừa bộn, tăm tối sẽ khiến khách hàng có cảm giác doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, mờ ám.
    • Tăng nhận diện quảng bá thương hiệu: tại khu vực này logo và tên công ty sẽ được đặt, đây là cách quảng bá thương hiệu ít tốn kém nhất nhưng hiệu quả rất cao trong lòng khách hàng.
    • Truyền năng lượng, cảm hứng, tạo ấn tượng thị giác đầu tiên.

4.2. Top 10 thiết kế sảnh tầng trệt tòa nhà văn phòng

mẫu thiết kế sảnh tầng trệt tòa nhà đẹp

Xem chi tiết về bài viết: 7 lưu ý khi thiết kế sảnh tầng trệt Tòa Nhà văn phòng

5. Thiết kế không gian trong tòa nhà văn phòng

không gian bên trong tòa nhà

  • Thiết kế tòa nhà văn phòng nên ưu tiên mặt bằng trống và sàn phải thoáng và đảm bảo chia diện tích các khu vực trên 1 sàn cho hợp lý dễ khai thác.
    • Hiệu quả nhất vẫn là 1 sàn 50 – 60 m2/khu.
    • Nếu diện tích sàn là 200 m2 có thể chia ra làm 3 – 4 khu, khai thác dễ dàng hơn là phân 2 khu (100m2/khu).

Xem chi tiết về bài viết: Bí quyết thiết kế không gian bên trong tòa nhà văn phòng

5.1. Lợi ích khi thiết kế theo tiêu chuẩn

không gian bên trong tòa nhà

  • Chuyên nghiệp: thông qua việc sắp xếp nội thất khi thiết kế tòa nhà văn phòng gọn gàng ngăn nắp, bày trí vật dụng nội thất thông minh sẽ tạo ấn tượng tốt khi khách hàng ghé thăm công ty.
  • Hiệu quả công việc: khi sắp xếp không gian làm việc khoa học tạo tính tương tác cao hoặc môi trường yên tĩnh tập trung. Các yếu tố đó sẽ góp phần nâng cao hiểu quả công việc của nhân viên.
  • Tiết kiệm chi phí: việc áp dụng tiêu chuẩn khi thiết kế tòa nhà văn phòng sẽ giúp doanh nghiệp sử dụng mặt bằng tòa nhà hợp lý, giảm thiểu tình trạng thừa hoặc thiếu chỗ một cách tối đa.

5.2. Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng

không gian bên trong tòa nhà

  • Khu vực làm việc nhân viên
    • Nhân viên linh hoạt, di chuyển nhiều như (phòng kinh doanh): diện tích khoảng 3 m2/người
    • Nhân viên cố định (phòng hành chính, kế toán): diện tích khoảng 4.5 m2/người
  • Phòng họp
    • Diện tích phòng họp nhỏ: tối thiểu 20 m2
    • Diện tích phòng họp lớn: tối thiểu 40 m2
    • Diện tích tối thiểu của 1 người trong phòng họp có bàn là 1.8 m2/người, không có bàn là 0.8 m2/người.
  • Phòng giám đốc
    • Không có không gian tiếp khách: 10 m2
    • Có không gian tiếp khách: 18 – 20 m2

5.3. Các kiểu thiết kế không gian làm việc

không gian bên trong tòa nhà không gian bên trong tòa nhà không gian bên trong tòa nhà không gian bên trong tòa nhà không gian bên trong tòa nhà

  • Không gian mở: với thiết kế này các vách ngăn được phá vỡ, tạo nên không gian gần gũi năng động tăng sự tương tác hơn giữa các bộ phận (đang được ưu chuộng nhất).
  • Không gian xanh: với nội thất văn phòng khô cứng, nếu tinh tế thiết kế vài chậu cây xanh thì sẽ tạo nên sự thoải mái và hiệu quả công việc tăng lên rất nhiều.
  • Không gian hiện đại tiện nghi: mỗi nhân viên được trang bị đầy đủ thiết bị làm việc như máy tính, tai nghe, mic đàm thoại, hệ thống liên lạc,…
  • Không gian sáng tạo: với nhiều hình vẽ trên tường, không tuân theo một quy tắc nào, nhiều đồ vật trang trí độc đáo khơi gợi khả năng sáng tạo cho nhân viên.

Xem thêm nhiều mẫu thiết kế tòa nhà văn phòng hơn tại Pinterest.

Liên hệ với Phuc Khang Group qua hotline: 0901 929 118 để được các Kiến Trúc Sư tư vấn chuyên sâu hơn về những thiết kế tòa nhà văn phòng đẹp.

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP