Kỹ sư xây dựng là gì? Mức lương bao nhiêu vào năm 2023
1. Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng (tiếng Anh gọi là Construction Engineer) là người có khả năng tư vấn thiết kế, thi công xây dựng, tính kết cấu công trình, quản lý dự án. Kỹ sư xây dựng được tốt nghiệp tại các trường Đại học hoặc chuyên ngành xây dựng. Thời gian đào tạo tại trường ít nhất 4 – 5 năm.
Tài Liệu cần thiết: Định mức xây dựng mới nhất kèm file Excel (download)
2. Phân loại kỹ sư xây dựng
- Kỹ sư xây dựng dân dụng – công nghiệp
- Kỹ sư xây dựng cầu đường
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi
- Kỹ sư xây dựng công trình biển
- Kỹ sư xây dựng đô thị
- Kỹ sư xây dựng tin học
- Kỹ sư xây dựng cơ khí
- Kỹ sư thiết kế xây dựng
Tài Liệu cần thiết của kỹ sư xây dựng: Định mức 1776 kèm file Excel (download)
3. Các khu vực làm việc của kỹ sư xây dựng
- Ngoài công trình xây dựng: vai trò đòi hỏi việc di chuyển nhiều giữa các công trình và trong công trình. Dễ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết khí hậu, các vấn đề ngoài công trình.
- Chỉ huy trưởng công trình
- Kỹ sư thi công
- Kỹ sư giám sát
- Kỹ sư trắc đạc và khảo sát địa chất.
- Trong công xưởng: chủ yếu nhóm này liên quan đến các hoạt động sản xuất để phụ vụ công trình.
- Kỹ sư quản lý xưởng
- Kỹ sư giám sát nội bộ
- Kỹ sư quản lý chất lượng
- Trong văn phòng: chủ yếu làm tại văn phòng, ít di chuyển ra ngoài khi không cần thiết.
- Chuyên viên thiết kế và quản lý dự án.
- Chuyên viên tư vấn xây dựng
- Chuyên viện lập hồ sơ thầu
- Chuyên viên dự toán
- Chuyên viên đánh giá và thẩm định.
4. Công việc chính của kỹ sư xây dựng
Tùy vào từng lĩnh vực mà công việc của kỹ sư xây dựng sẽ khác nhau, dưới đây công ty xây dựng Phúc Khang chỉ chia sẻ chung về công việc lĩnh vực dân dụng:
4.1. Kỹ sư khảo sát công trình và lên kế hoạch thiết kế thi công
- Khảo sát địa điểm chuẩn bị xây dựng, tư vấn chủ đầu tư và đánh giá các yếu tố về địa chất tại công trình.
- Kỹ sư tiến hành bóc tách khối lượng chi tiết và lập dự toán xây dựng.
- Lập báo giá xây dựng gửi chủ đầu tư.
- Lên kế hoạch thiết kế và thi công công trình.
4.2. Kỹ sư triển khai giám sát và thi công
- Các kỹ sư xây dựng sẽ triển khai lập tiến độ thi công theo từng giai đoạn.
- Giám sát quá trình thi công của công nhân xây dựng, kỹ sư cần đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng công trình.
- Phối hợp với các nhà cung cấp vật tư và trang thiết bị thi công các hạng mục quan trọng.
- Kỹ sư cần nhắc nhở công nhân đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công trình sau thi công.
- Cập nhật thông tin vào sổ nhật ký công trình và báo cáo chủ đầu tư.
- Chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài công trường do kỹ sư đó thụ lý.
- Theo dõi và điều chỉnh tiến độ thi công kịp thời theo cam kết.
- Lập báo cáo tình hình và giấy tờ liên quan khi các ban ngành kiểm tra công trình.
4.3. Kỹ sư tham gia hỗ trợ nghiệm thu công trình xây dựng
- Kỹ sư xây dựng nghiệm thu công trình theo tiến độ, hạng mục, chất lượng cam kết trong hợp đồng.
- Nghiệm thu toàn bộ công trình do mình phụ trách.
- Khắc phục và xử lý nếu hạng mục nào chưa đáp ứng yêu cầu nghiệm thu.
- Tiến hành lập biên bản nghiệm thu công trình theo biểu mẫu quy định.
4.4. Các công việc khác của kỹ sư xây dựng
- Chấm công và điểm danh công nhân xây dựng tại công trình.
- Kiểm soát vật tư, quản lý công trình, kiểm kê và bảo quản dụng cụ thiết bị thi công.
- Quản lý các hồ sơ về công trình, quyết toán, hoàn công.
5. Bằng cấp và kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng
- Bằng kỹ sư xây dựng: Đại học chuyên ngành xây dựng.
- Kỹ năng:
- Giao tiếp và làm việc nhóm tốt.
- Công nghệ: biết sử dụng các phần mềm xây dựng như AutoCad là chính.
- Chuyên môn: biết đọc bản vẽ, quản lý và giám sát thi công.
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh ngoài công trình.
- Đặc trung công việc:
- Nghề kỹ sư xây dựng là ngành kỹ thuật nên khá khô khan, toàn số liệu với cát – đá – bê tông
- Công việc của kỹ sư công trình đa phần sẽ di chuyển nhiều, nhất là công tác xa nên cần sức khỏe tốt (phù hợp hơn cho nam)
- Chịu được áp lực công việc, cần có một ít khả năng giao tiếp và kiến thức xã hội.
6. Mức lương kỹ sư xây dựng năm 2023
6.1. Đối với kỹ sư xây dựng mới ra trường chưa có kinh nghiệm
- Các công ty xây dựng đều mong muốn tuyển những kỹ sư có kinh nghiệm, vì ngành kỹ sư xây dựng cần có kinh nghiệm mà trường lớp không thể dạy hết được.
- Các kỹ sư công tác tại các công ty vừa và nhỏ chuyên xây dựng các khu villa, nhà ở thì công việc chủ yếu là, giám sát công trình, chạy vật tư, chấm công, … Đây đều là những công việc không chịu nhiều áp lực nên lương kỹ sư xây dựng mới ra trường một tháng sẽ ước chừng 5 – 6 triệu đồng.
6.2. Đối với kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm
- Đối với các kỹ sư đã đi làm việc từ 3 đến 5 năm thì mức lương sẽ cao hơn, nếu được tuyển vào làm giám sát công trình thì mức lương sẽ dao động từ 8 – 12 triệu đồng / tháng.
- Nếu làm tốt vai trò quản lý công trình sẽ được nhận mức tiền lương đúng với công sức bỏ ra là trên 13 triệu đồng / tháng. Chịu trách nhiệm quản lý chung đội nhóm, đại diện công ty bàn họp với khách hàng về thiết kế và thi công.
- Với sự tăng trưởng càng lúc càng mạnh mẽ từ các nhà thầu xây dựng lớn nhỏ, yêu cầu chiêu mộ kỹ sư xây dựng cũng tăng theo.
6.3. Đối với kỹ sư xây dựng có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm cấp quản lý – chỉ huy trưởng
- Những kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm nhiều thì chuyên ngành vững chắc, chịu được áp lực của công việc.
- Kỹ sư công trình vai trò chỉ huy đứng đầu dự án tại các công ty, tập đoàn lớn thì mức thù lao của họ sẽ cuốn hút. Ngoài lương cứng tương đương mấy chục triệu thì họ còn nhận được khoản hoa hồng.
- Đối với kỹ sư công trình đảm nhiệm vị trí quản lý, chủ trì thiết kế thì công việc lại tương đối ổn định, lương cao, tăng lương theo khả năng và quy chế của doanh nghiệp, đặc biệt sẽ được chia lãi theo dự án.
Xem thêm thông tin tuyển dụng kỹ sư xây dựng của Phuc Khang Group
Nếu thấy bài viết hữu ích xin quý vị chia sẻ, có nhu cầu cần tư vấn về xây dựng công trình xin liên hệ với Phuc Khang Group qua hotline: 0901 929 118. Tìm hiểu thêm thông tin về Kỹ Sư Xây Dựng tại wikipedia.