Hướng dẫn thi công trần thạch cao Đẹp & Chất năm 2022

 41  24.08.2021
  • Nhiều khách hàng dự định thi công trần thạch cao cho căn nhà của mình nhưng chưa biết cần lưu ý những gì trước khi thi công, hay tìm kiếm ở đâu một đơn vị thi công trần thạch cao uy tín. 
  • Thấu hiểu được vấn đề đó, Phuc Khang Group xin chia sẻ đến quý vị một số thông tin liên quan và hướng dẫn cách thi công trần thạch cao chi tiết nhất để quý vị tham khảo.

1. Những lưu ý trước khi thi công trần thạch cao

lưu ý khi thi công trần thạch cao

Để có được trần thạch cao ưng ý, không chỉ đảm bảo về mặt chất lượng mà còn có tính thẩm mỹ cao, trước khi thi công trần thạch cao quý vị cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn kiểu trần phù hợp
    • Trần thạch cao có nhiều loại, mẫu mã, mỗi mẫu trần thạch cao lại có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, quý khách cần nắm rõ về các mẫu trần thạch cao.
    • Quý khách nên chọn loại phù hợp với mục đích sử dụng, nhu cầu, mong muốn, mỗi gia đình sẽ lựa chọn cho mình một mẫu trần thạch cao phù hợp để phát huy tối đa những ưu điểm của mẫu trần thạch cao và đem đến không gian sống thoải mái cho gia đình.
  • Tránh lỗ đèn
    • Yêu cầu các đội thợ xem bản vẽ kỹ những vị trí sẽ bố trí đèn và các thiết bị điện khác để trành đi khung xương tại các vị trí đó.
    • Việc này sẽ tránh cắt khung xương khi khoét lỗ đèn sau này. Làm yếu hệ thống khung xương trần thạch cao.
  • Kiểm tra khung xương
    • Nghiệm thu khung xương đầy đủ mới cho bắn tấm thạch cao.
    • Đảm bảo đúng cao độ, chủng loại vật tư khung xương, đúng số lượng theo thiết kế.
  • Xem biện pháp thi công
    • Đây là chuyên môn của các đơn vị thi công trần thạch cao, tuy nhiên trong trường hợp khách hàng am hiểu về quy trình, cách thi công trần thạch cao có thể góp ý, tham gia cùng với đội ngũ thợ thi công thạch cao để tìm ra được giải pháp thi công tối ưu.

Xem thêm về Tổng hợp những mẫu trần thạch cao được khách hàng chọn lựa nhiều nhất

2. Phân loại và cấu tạo trần thạch cao

cấu tạo trần thạch cao

2.1. Phân loại

Như đã nói ở trên, tìm hiểu rõ về các mẫu trần thạch cao là lưu ý đầu tiên để khách hàng cần quan tâm trước khi quyết định thi công trần thạch cao cho không gian kiến trúc của mình.

Trần thạch cao hiện nay được phân làm 2 loại chính: 

  • Trần thạch cao nổi (trần thạch cao thả)
  • Trần thạch cao chìm

2.2. Cấu tạo

Tương tự như tất cả các loại trần thạch cao nói chung có cấu tạo gồm 3 phần chính:

  • Phần khung xương thạch cao giúp kết nối tấm thạch cao với trần thật hoặc mái của ngôi nhà.
  • Phần tấm thạch cao
  • Lớp sơn bả tạo độ bóng và tính thẩm mỹ cho trần thạch cao.

3. Quy trình thi công trần thạch cao

Bước 1: xác định vị trí lắp thanh viền tường bằng máy laser hoặc ống nước. Đánh dấu chu vi trần bằng dây bật mực. Khoảng cách tối đa cho 1 lần bật mực là 5 m.

Bước 2: lắp đặt thanh viền tường vào vị trí đã đánh dấu bậc mực bằng đinh vít theo đúng bản vẽ thiết kế.

bước 1 và bước 2 thi công trần thạch cao

Bước 3: xác định điểm treo ty. Đánh dấu các điểm treo ty, khoảng cách từ tường bao đến điểm treo ty gần nhất tối đa là 0,4m, khoảng cách đến các điểm treo ty tiếp theo là  1m.

Bước 4: dùng khoan tạo lỗ để bắt tắc kê vào trần bê tông cốt thép.

bước 3 và bước 4 thi công trần thạch cao

Bước 5: liên kết pát 2 lỗ vào các vị trí có tắc kê

Bước 6: tạo bộ ty treo: 2 đoạn ty liên kết với nhau bởi tender.

bước 5 và bước 6 thi công trần thạch cao

Bước 7: gắn bộ ty lên các pát 2 lỗ đã tạo trước đó

Bước 8: Lắp các thanh khung xương chính lên các móc treo ty. Trên cùng 1 hệ các vị trí nối các thanh xương chính phải so le nhau. Không quá 2 vị vị trí nối trên chiều dài 4m.

bước 7 và bước 8 thi công trần thạch cao

Bước 9: Lắp các thanh khung xương phụ vuông góc với các thanh chính bằng khóa liên kết. Cố định các đầu thanh phụ vào thanh viền tường bằng vít dẹt hoặc đinh rút.

Bứớc 10: Kiểm tra độ phẳng của từng thanh xương chính và bề mặt khung xương bằng máy laser, điều chỉnh bằng tender ở giữa các bộ ty.

bước 9 và bước 10 thi công trần thạch cao

Bước 11: lắp tấm thạch cao lên khung, lưu ý chiều dài tấm luôn vuông góc với chiều dài thanh xương phụ.

bước 11 thi công trần thạch cao

Bước12: đặt các tấm thạch cao vào vị trí, các vị trí nối sole nhau. Sử dụng máy bắn vít chuyên dụng, bắn vít lên tấm thạch cao để liên kết với khung xương phụ tại các vị trí đã bậc mực hoặc kẻ chì. (Lưu ý: siết đầu vít chìm vào trong bề mặt tấm thạch cao để sơn bả thuận thiện).

Bước 13: cuối cùng là xử lý các khe nối, bả bề mặt trước khi sơn nước cho láng mịn.

bước 12 và bước 13 thi công trần thạch cao

Xem thêm về tổng hợp các mẫu trần thạch cao cổ điển sang trọng và ấn tượng

4. Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao

Nghiệm thu là một trong những thủ tục bắt buộc đối với các công trình xây lắp nói chung và kỹ thuật thi công trần thạch cao nói riêng.

các tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao

Sau khi công ty thi công trần thạch cao hoàn thành công việc, để đảm bảo sự chính xác trong thi công và chất lượng công trình, khách hàng lưu ý một số tiêu chuẩn sau đây để quá trình nghiệm thu diễn ra suôn sẻ và đảm bảo:

  • Khả năng chịu lực
    • Khung xương thạch cao là sợi dây kết nối giữ trần thật của ngôi nhà và trần thạch cao, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của hệ thống trần thạch cao.
    • Để kiểm tra khả năng chịu lực của khung xương thạch cao, khách hàng có treo một bao tải cát khoảng 50kg vào giữa trần để thử nghiệm.
  • Độ bằng phẳng và độ kín
    • Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như khả năng chống ẩm, chống nóng, cách âm hiệu quả, mặt trần thạch cao cần được thi công chính xác, đảm bảo chênh lệch nếu có khi dùng thước kiểm tra về độ bằng phẳng dưới 2mm, độ kín dưới 1mm. 

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm hướng dẫn làm trần thạch cao theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8256:2009 – Tấm thạch cao – Yêu cầu kỹ thuật để biết thêm những yêu cầu kỹ thuật khác với tấm thạch cao trong xây dựng. Trường hợp mong muốn nhận được những tư vấn chi tiết hơn về biện pháp thi công trần thạch cao, vui lòng liên hệ với chúng tôi trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ.

Trên đây là một số thông tin về hướng dẫn thi công trần thạch cao công ty xây dựng Phuc Khang Group mong muốn chia sẻ tới quý Khách Hàng. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp quý vị hiểu hơn về quy cách đóng trần thạch cao cũng như bỏ túi được địa chỉ thi công uy tín.

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP