Sơn nước là gì? Thành phần & Phân loại sơn nước năm 2022

 892  03.07.2021

1. Sơn nước là gì?

sơn nước là gì

Sơn nước (tiếng Anh là Water Paint) là một hỗn hợp đồng nhất bao gồm chất tạo màng, bột màu, bột độn, dung môi và một số phụ gia. Khi phủ lên bề mặt tạo thành một lớp kết dính mỏng mục đích chính là trang trí và bảo vệ bề mặt vật chất.

Tổng hợp những loại vật liệu hoàn thiện trong xây nhà trọn gói của Phuc Khang Group.

2. Thành phần chính của sơn nước

2.1. Chất tạo màng – kết dính (Binder)

chất tạo màng sơn nước

  • Khái niệm: chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các sợi polyme có nhiệm vụ liên kết các hợp chất khác lại với nhau trong thành phần của sơn nước và tạo màng bám bề mặt. Yếu tố quyết định tính cơ lý của màng sơn.
  • Tính chất: có tính kết dính, độ bền cơ học, chống thấm nước và độ bóng.
  • Tỉ lệ chiếm: 10 đến 60% thành phần.

2.2. Bột màu (pigment)

bột màu sơn nước

  • Khái niệm: bột màu là những hạt mịn có màu sắc khác nhau, tạo cho màng sơn có màu sắc nhất định.
  • Tính chất: không hòa tan, phân tán trong chất tạo màng, nước và dung môi.
  • Tỉ lệ chiếm: 1 đến 10% thành phần.
  • Có 2 loại bột màu:
    • Màu vô cơ (màu tự nhiên): tông màu tối, độ phủ cao bền màu.
    • Màu hữu cơ (màu tổng hợp): tông màu tươi, độ phủ và bền màu không bằng màu vô cơ.

2.3. Bột độn (extender)

bột độn sơn nước

  • Khái niệm: bột độn là vật liệu giúp hạ giá thành sơn nước, tăng cường một số tính chất của sản phẩm như độ bóng, độ mượt, độ cứng của màng sơn, hỗ trợ khả năng thi công, giúp kiểm soát độ lắng. Các loại bột độn thường dùng như: Calcium, Kaoline, Carbonate, Oxide titan, Talc.
  • Tính Chất: không hòa tan, phân tán trong chất tạo màng, nước và dung môi.
  • Tỉ lệ chiếm: 30 đến 50% thành phần.

2.4. Phụ gia sơn nước

phụ gia sơn nước

  • Công dụng: phụ giá pha sơn giúp sơn đạt được độ đặc cần thiết và chống lắng khi bảo quản.
  • Tỉ lệ chiếm: 1 đến 10% thành phần.

2.5. Dung môi sơn nước

dung môi sơn nước

  • Khái niệm: dung môi pha sơn là dung dịch chuyên dụng để pha với sơn tạo độ nhớt phù hợp và làm tăng khối lượng phủ lên bề mặt. Thường dùng tạo độ loãng hoặc có thể bổ sung thêm các đặc tính khác cho sơn như chống thấm, chống rêu mốc, chống bám bẩn, độ khô sơn, chống oxy hóa và tạo độ bám bề mặt.
  • Tính Chất: không hòa tan, phân tán trong chất tạo màng, nước và dung môi.
  • Tỉ lệ chiếm: 30 đến 50% thành phần.

Xem chi tiết hơn về những mẫu trần thạch cao nhất được tuyển chọn năm 2021

3. Quy trình sản xuất sơn nước gồm 5 bước

quy trình sản xuất sơn nước

  • Ủ muối: là quá trình tất cả nguyên liệu như chất tạo màng, bột màu, bột độn, phụ gia và dung môi được đưa vào thùng ủ và khuất với tốc độ thấp. Ủ trong vài giờ để trở thành hộn hợp nhão (paste).
  • Nghiền sơn: là công đoạn đưa hỗn hợp nhão (paste) vào máy nghiền sơn nhằm tạo ra dung dịch sơn dạng lỏng mịn và nhuyễn theo yêu cầu. Tùy theo nhu cầu về độ nhớt mà chọn máy nghiền ngang hoặc đứng. Khi nghiền sử dụng nước lạnh (5 đến 7 độ C) để đảm bảo hỗn hợp paste không bị nóng, hạn chế việc dung môi bay hơi ảnh hưởng xấu đến chất lượng.
  • Pha sơn: hỗn hợp nhão (paste) sau khi nghiền được chuyển sang bể pha nhằm bổ sung thêm chất tạo màng, dung môi và các phụ gia để tăng thêm các thuộc tính cần thiết.
  • Lọc sơn: là quá trình loại bỏ tạp chất như nước thải và cặn sơn. Khi hỗn hợp đạt độ đồng nhất yêu cầu thì chuyển sang giai đoạn cuối cùng là đóng gói thành phẩm.
  • Đóng gói thành phẩm: giai đoạn này có thể sử dụng dây chuyền tự động hoặc thủ công để đóng thùng sơn nước. Thùng sơn có nhiều dung tích khác nhau, thường được làm bằng nhựa hoặc kiem loại tùy theo từng công ty sản xuất sơn nước.

4. Cách bảo quản sơn nước

bảo quản sơn nước

Sau khi sản xuất: thành phẩm được nhập vào kho chứa cẩn thận theo từng lô hàng. Kho chứa phải thoáng mát được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy vì nguy cơ cháy nổ rất cao với dung môi hữu cơ.

Sau khi sử dụng:

  • Để thùng sơn nước thẳng đứng trên bề mặt cân bằng.
  • Nắp thùng sơn đậy kín tránh bay hơi mất một số tính chất của sơn.
  • Bảo quản lưu trữ ở vị trí thoáng mát, tránh tiếp xúc nhiệt độ cao.

5. Phân loại sơn nước trên thị trường

5.1. Sơn nước ngoài trời

sơn nước ngoài trời

  • Sơn nước ngoài trời (còn gọi là sơn ngoại thất) là loại sơn sử dụng bên ngoài công trình. Có tác dụng hạn chế rêu mốc và các tác động bên ngoài môi trường.
  • Tác dụng:
    • Chống thấm tốt: giúp cho sơn luôn bền màu, do đó cấu trúc sơn không bị phá vỡ hạn chế bong tróc gây mất thẩm mỹ.
    • Chống nấm mốc: sơn được trang bị tính chất kháng khuẩn và chống nấm mốc bám vào bề mặt.
    • Chống kiềm hóa: tính chất này rất quan trọng đối với sơn ngoại thất, tránh hiện tượng tạo ra các vết ố, loang lổ, bạc màu trên bề mặt.

5.2. Sơn nước trong nhà

sơn nước trong nhà

  • Sợn nước trong nhà (còn gọi là sơn nội thất) là loại sơn sử dụng bên trong công trình. Có khả năng chùi rửa, độ bóng, mịn, bền màu rất cao.
  • Tác dụng:
    • Chống thấm tốt, chống rêu mốc cao, bám dính tốt và bền màu.
    • Bề mặt sơn láng mịn giúp việc lau chùi dễ dàng.
    • An toàn với sức khỏe: sơn không chứa thủy ngân, chì và các chất độc hại.

5.3. Sơn chống thấm

sơn chống thấm

  • Sơn chống thấm là loại sơn chuyên dụng trong việc chống thấm dột cho bề mặt công trình. Lớp sơn này có tác dụng bảo vệ bề mặt công trình trước các tác động của môi trường như độ ẩm, nắng, mưa.
  • Tác dụng:
    • Công dụng chính như cái tên của nó chính là chống thấm.
    • Giúp công trình luôn bền màu, chống bám bẩn khá tốt.
    • Ngày nay sơn chống thấm còn được bổ sung thêm nhiều tính chất như chống nóng, rêu mốc, kiềm hóa.

5.4. Sơn lót chống kiềm

sơn lót chống kiềm

  • Sơn lót chống kiềm là lớp sơn nền màu trắng được phủ lên bề mặt trước khi thi công lớp sơn màu trang trí. Giúp bề mặt tăng độ kết dính, tạo lớp trắng mịn đều màu giúp việc phủ sơn màu đẹp hơn, màng sơn có độ bóng tốt hơn.
  • Tác dụng:
    • Giúp bề mặt hạn chế các vết ố, loang lổ, bạc màu do kiềm hóa gây nên.
    • Tăng khả năng chống thấm (phòng tắm, nhà bếp)
    • Giúp tường bóng mịn, tăng tính thẩm mỹ công trình.

6. Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước

tiêu chuẩn nghiệm thu sơn nước

  • Màu sắc đồng nhất đúng theo yêu cầu, không để lộ màu của lớp sơn lót bên dưới.
  • Bề mặt lớp sơn cuối không có vết ố, loang lổ.
  • Bề mặt phải nhẵn bóng, phẳng, không nứt, cộm vết sơn hoặc vết chổi sơn.
  • Không được có bọt bong bóng khí hoặc hạt sơn vón cục.

7. Các thương hiệu sơn nước nổi tiếng

7.1. Sơn nước Jotun (Nauy)

sơn nước jotun

Ưu điểm:

  • Thương hiệu sơn nước đa dạng với 2 phân khúc bình dân và cao cấp.
  • Bề mặt sơn nước Jotun có độ bóng cao, nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi.
  • Các sản phẩm của Jotun có khả năng chống thấm tốt, không chứa APEO và các chất độc hại.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn các hãng sơn cùng chất lượng.
  • Không có thùng sơn nước lớn, chỉ có dạng lon 1 và 5 lít.

7.2. Sơn nước Dulux (Akzonobel Hà Lan)

sơn nước dulux

Ưu điểm:

  • Sơn nước Dulux được thị trường Việt Nam tin tưởng và lựa chọn nhiều.
  • Bề mặt sơn có độ mịn cao, độ phủ cao, độ bền màu và bám dính rất tốt.
  • Đa dạng loại sơn từ ngoại thất, nội thất, sơn lót, chống thấm.
  • Thành phần an toàn không có chất độc hại cho người sử dụng.

Nhược điểm:

  • Màng sơn có độ bóng không cao nên dễ bám bẩn, dễ bị ẩm mốc.

7.3. Sơn nước Mykolor (Việt – Mỹ)

sơn nước mykolor

Ưu điểm:

  • Sơn nước Mykolor Là thương hiệu sơn cao cấp trong lĩnh vực sơn trang trí.
  • Rất nhiều ưu điểm như chống thấm, bền màu theo thời gian.
  • Bề mặt nhẵn bóng ít bám bụi bẩn, giúp vệ sinh cùi rửa dễ dàng.
  • Màu sắc đẹp đa dạng, đều màu, độ phủ tốt rất ít tốn sơn giúp tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Không phù hợp với khí hậu khắc nghiệt của miền Trung do kháng kiềm kém.
  • Chống nấm mốc kém, dể bị bay màu, bong tróc.

7.4. Sơn nước Maxilite (Akzonobel Hà Lan)

sơn nước maxilite

Ưu điểm:

  • Sơn nước Maxilite có độ phủ cao dễ thi công trên các bề mặt: bê tông, xi măng, thạch cao, đồ gỗ.
  • Có khả năng co giản, bền màu và chống rạn nứt tốt.
  • Màu sắc đa dạng, kèm ưu điểm đặc biệt là tiết kiệm chi phí khi thi công.
  • An toàn không chất độc hại.

Nhược điểm:

  • Sơn chỉ phù hợp với các công trình lớn vì chỉ có thùng sơn 5 và 18 lít, không có lon nhỏ 1 lít.

7.5. Sơn nước Nippon (Việt – Nhật)

sơn nước nippon

Ưu điểm:

  • Sơn nước Nippon là loại sơn được sản xuất bởi dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới.
  • Đa dạng phong phú về sản phẩm như sơn ngoại thất, nội thất, chống thấm.
  • Sơn có độ bền màu rất cao, chống ẩm mốc, kháng kiềm.
  • Không có các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhược điểm:

  • Màng sơn phủ có độ bóng chưa cao.
  • Màu sắc chưa đa dạng.

7.6. Sơn nước Kova (Việt Nam)

sơn nước kova

Ưu điểm:

  • Do tập đoàn Kova Việt Nam sản xuất. Tự hào là thương hiệu Việt nhưng chất lượng thế giới.
  • Sơn nước Kova rất đa dạng về màu sắc và chủng loại phù hợp thời tiết Việt Nam.
  • Chống thấm tốt, sơn dai, bền màu, chịu ma sát, dễ lau chùi, không bị bong tróc.
  • Sơn Kova không chứa chì, thủy ngân và các chất độc hại khác.

Nhược điểm:

  • Chỉ có loại 4 và 20kg không có hộp nhỏ.
  • Độ phủ không cao khó thi công, màng sơn yếu.

8. Liên hệ Phuc Khang Group

Quý vị có nhu cầu tư vấn xin liên hệ với công ty xây dựng Phuc Khang Group qua hotline: 0901 929 118 để được các Kỹ Sư và Kiến Trúc Sư của chúng tôi tư vấn chuyên sâu hơn về sơn nước cũng như các loại vật liệu khác. Có thể tìm hiểu rộng hơn về sơn tại wikipedia.

liên hệ tư vấn sơn nước phuc khang group

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP