11 Quy định về phòng cháy chữa cháy khi thiết kế xây dựng tòa nhà

 898  29.04.2022
  • Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi thiết kế tòa nhà là một trong những yếu tố cốt lõi trong quy trình quản lý toà nhà nhằm đảm bảo an toàn cư dân.
  • Với thế mạnh là một trong những đơn vị chuyên xây dựng tòa nhà cao tầng, Phuc Khang Group xin chia sẻ về những quy định về phòng cháy chữa cháy khi xây dựng tòa nhà cao tầng mà bất kỳ chủ đầu tư dự án nào cũng cần phải nắm. Để hiểu chi tiết xin mời quý vị hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Quy mô công trình nào thuộc thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy

Quy định chung về phòng cháy chữa cháy

  • Quy định về An toàn PCCC công trình cao tầng phần lớn các chung cư do Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cùng phối hợp và thực hiện hướng dẫn những nội dung cơ bản trong công tác thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho loại hình công trình tòa nhà cao tầng.
  • Theo quy định hiện nay tại phục lục IV Nghị định 79/2014/NĐ-CP: Công trình tòa nhà cao từ 7 tầng trở lên hoặc là có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

Quy định chung về phòng cháy chữa cháy

* Theo quy định trích từ TCVN 6160:1996

  • Tòa nhà cao tầng đã được định nghĩa là nhà và công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).

* Theo quy định trích từ QCVN 06:2010/BXD

  • Chiều cao nhà thường được xác định bằng chiều cao bố trí của tầng trên cùng không kể tầng kỹ thuật trên cùng. Còn về chiều cao bố trí của tầng được xác định bằng khoảng cách tính từ đường cho xe chữa cháy tiếp cận tới mép dưới của cửa sổ mở trên phía tường ngoài của tầng đó.
  • Tầng hầm: là tầng mà có quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cốt mặt đất đặt công trình tuỳ theo quy hoạch được duyệt.
  • Tầng nửa hầm: là tầng nhà mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cốt mặt đất đặt công trình theo như quy hoạch được duyệt.

Tìm hiểu thêm về đơn giá xây dựng tòa nhà trọn gói của Phuc Khang Group

11 quy định về phòng cháy chữa cháy khi xây dựng tòa nhà cao tầng

1. Chữa cháy và cứu nạn

  • Về vấn đề hệ thống giao thông phục vụ chữa cháy. Thiết kế đường và bãi đỗ xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao.
  • Về thang máy và các phương tiện cứu nạn. Yêu cầu phải trang bị thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn. Trong mỗi khoang cháy bố trí thang máy để vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy.

1.1. Giao thông phục vụ chữa cháy

Giao thông phục vụ chữa cháy

  • Chiều rộng của mặt đường không được nhỏ hơn 3,5m cho mỗi làn xe. Chiều cao của khoảng không tính từ mặt đường lên phía trên không được nhỏ hơn 4,25m;
  • Thiết kế đường và bãi đỗ cho xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng có thể tiếp cận đến từng căn hộ hoặc gian phòng trên các tầng cao. Khoảng cách từ mép đường xe chạy đến tường nhà cho phép từ 8 m đến 10 m đối với các nhà cao trên 10 tầng.
  • Trong các vùng có khoảng cách này không cho phép bố trí tường ngăn, đường dây tải điện trên không và trồng cây cao thành hàng.
  • Dọc theo các mặt ngoài nhà nơi không có lối vào, cho phép bố trí các khoảng đất có chiều rộng tối thiểu 6 m và chiều dài tối thiểu 12 m dùng đậu xe chữa cháy có kể tới tải trọng cho phép của chúng trên lớp áo và đất nền.
  • Mặt đường giao thông, phần diện tích đường giao thông đi qua trần tầng hầm, bể nước ngầm (nếu có)….phải tính toán đảm bảo khả năng chịu được tải trọng của xe chữa cháy, xe thang, xe cần nâng khi cần triển khai hoạt động.
  • Đối với ngôi nhà có diện tích xây dựng lớn hơn 10.000m2 hoặc rộng trên 100m phải có lối vào cho xe chữa cháy từ mọi phía.
  • Ngoài ra với một số yêu cầu đối với đường cụt, thiết kế bãi quay xe phải tuân thủ theo quy định tại mục 5.2; 5.3; 5.4 và 5.6 QCVN 06:2010/BXD.

1.2. Thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn

Yêu cầu đối với công trình phải trang bị thang máy chữa cháy và các phương tiện cứu nạn

phương tiện cứu nạn

  • Trong mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao >28m (trừ nhà nhóm F1.3) bố trí thang máy đáp ứng yêu cầu để vận chuyển lực lượng và phương tiện chữa cháy (theo quy định tại mục 5.14 QCVN 06:2010/BXD).
  • Trong các ga ra ngầm có trên hai tầng hầm, trong mỗi khoang cháy phải bố trí ít nhất một thang máy làm việc ở chế độ “chuyên chở lực lượng chữa cháy” (theo quy định tại mục 4.20 QCVN 06:2010/BXD).
  • Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên và có hơn 50 người trên một tầng phải được trang bị phương tiện cứu người. Việc trang bị loại phương tiện cứu người đối với từng công trình cụ thể sẽ do Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền quyết định (theo quy định tại mục 10.1.1 TCVN 3890:2009).
  • Các nhà chung cư, khách sạn và các loại nhà khác cao từ 25m trở lên phải được trang bị tối thiểu 01 bộ dụng cụ phá dỡ thông thường (gồm: xà beng, cưa tay, búa, kìm cộng lực…), ngoài ra đối với công trình khách sạn phải trang bị phương tiện bảo hộ chống khói và bố trí trong phòng tại vị trí dễ thấy, dễ lấy. Trang bị tối thiểu mỗi người một khẩu trang lọc độc, khuyến khích trang bị thêm mặt trùm lọc độc (theo quy định tại mục 10.1.9 TCVN 3890:2009).

Thang máy theo quy định pccc phục vụ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp

Thang máy theo quy định pccc

  • Thang máy được bố trí trong giếng thang đảm bảo yêu cầu chống cháy và có phòng đệm ngăn cháy trước khi vào thang máy ở mỗi tầng. Cấu kiện xây dựng của thang máy như: Giếng thang máy, phòng đệm ngăn cháy, cửa đi ngăn cháy tại phòng đệm, cửa của giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa (theo quy định tại mục 4.23 QCVN 06:2010).
  • Phòng đệm có thể chung với buồng thang thoát nạn, trong phòng đệm có họng chờ cấp nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.
  • Kích thước chiều rộng của cabin không được nhỏ hơn 1.100mm, kích thước chiều sâu không được nhỏ hơn 1.400 mm và tải trọng định mức không được nhỏ hơn 630 kg. Chiều rộng nhỏ nhất của lối vào cabin phải là 800mm. Khi thang máy chữa cháy được sử dụng có tính đến việc sơ tán người khỏi đám cháy và có sử dụng băng ca hoặc giường hoặc thang máy chữa cháy có hai lối vào thì tải trọng danh định nhỏ nhất phải là 1.000 kg và kích thước chiều rộng của cabin phải là 1.100 mm và chiều sâu của cabin phải không nhỏ hơn 2.100 mm.
  • Vật liệu bên trong của cabin phải là vật liệu không cháy, trong cabin thang máy chữa cháy phải có điện thoại chuyên dụng cho chữa cháy.
  • Tại tầng 1 (trệt), thang máy chữa cháy phải có cửa ra thông thẳng ra ngoài nhà hoặc qua lối đi với độ dài không quá 30m để thông thẳng ra ngoài nhà phải có nút bấm dành riêng cho lực lượng chữa cháy thao tác sử dụng.
  • Tốc độ của thang máy chữa cháy phải đảm bảo thời gian đi từ tầng phục vụ chữa cháy (thường là tầng 1 hay tầng trệt) đến tầng cao nhất không quá 60 giây.
  • Hệ thống điện cấp cho thang máy và chiếu sáng phải gồm có các nguồn điện cung cấp chính và phụ (khẩn cấp, dự phòng, luân phiên) với đường cáp chống cháy.
  • Ngoài ra: Một số yêu cầu kỹ thuật khác phải đảm bảo theo quy định của TCVN 6396-72:2010 “Phần 72: Thang máy chữa cháy”, TCVN 6396-73:2010 “Phần 73: Trạng thái của thang máy trong trường hợp có cháy”.

1.3. Lối ra mái

  • Theo quy định tại mục 5.7; 5.8 QCVN 06:2010/BXD:
  • Đối với các nhà có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 10 m tính đến diềm mái hoặc mép trên của tường ngoài (tường chắn) phải có các lối ra mái trực tiếp từ các buồng thang bộ hoặc đi qua tầng áp mái, hoặc đi theo cầu thang bộ loại 3, hoặc đi theo thang chữa cháy ngoài nhà.
  • Số lượng lối ra mái và việc bố trí chúng phải dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng và các kích thước của ngôi nhà, nhưng không được ít hơn một lối ra:
    • Cho mỗi khoảng cách nhỏ hơn hoặc bằng 100 m chiều dài của nhà có tầng áp mái;
    • Cho mỗi diện tích nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 m2 mái của nhà không có tầng áp mái thuộc các nhóm F 1, F 2, F 3 và F 4;
  • Nguồn tham khảo từ web site: thicongpccc.com

2. Bậc chịu lửa đúng theo quy định PCCC

Bậc chịu lửa đúng theo quy định PCCC

  • Tòa nhà cao tầng phải thiết kế với bậc chịu lửa 1 và giới hạn chịu lửa tối thiểu các cấu kiện chính cũng như vật liệu được quy định. 
  • Xác định bậc chịu lửa nhằm đảm bảo an toàn cho công trình.

3. Khoảng cách an toàn PCCC

  • Khoảng cách PCCC giữa nhà ở, công trình công cộng trong cùng một dự án hoặc một khu đất theo quy định.

Bậc chịu lửa của ngôi nhà thứ nhất

Khoảng cách (m) đến ngôi nhà thứ hai có bậc chịu lửa

I, II

III

IV, V

I, II

– Đối với các nhà và công trình thuộc hạng sản xuất D và E: không quy định.

– Đối với nhà và công trình thuộc hạng sản xuất A, B và C: 9 m (xem thêm Chú thích 3).

9

12

III

9

12

15

IV và V

12

15

18

CHÚ THÍCH:

1) Khoảng cách nhỏ nhất giữa các ngôi nhà và công trình là khoảng cách thông thủy giữa các bức tường hoặc kết cấu bên ngoài của chúng. Trong trường hợp ngôi nhà hoặc công trình có phần kết cấu làm bằng những vật liệu cháy lồi ra hơn 1 m thì khoảng cách nhỏ nhất phải lấy là khoảng cách giữa các kết cấu này.

2) Không quy định khoảng cách giữa các ngôi nhà sản xuất và công trình công nghiệp trong những trường hợp sau:

a) Nếu tổng diện tích mặt sàn của từ 2 ngôi nhà trở lên có bậc chịu lửa III, IV không vượt quá diện tích cho phép tầng lớn nhất trong phạm vi một khoang cháy (Phụ lục H);

b) Nếu như tường của ngôi nhà hay công trình cao hơn hoặc rộng hơn, quay về phía một công trình khác là bức tường ngăn cháy;

c) Nếu các ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa III không phụ thuộc vào độ nguy hiểm cháy theo hạng sản xuất của chúng có các bức tường đứng đối diện là tường đặc hoặc tường có lỗ được xây kín bằng gạch block kính (hoặc kính có cốt) với giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn 1 giờ.

3) Khoảng cách đã cho đối với những ngôi nhà và công trình có bậc chịu lửa I, II, thuộc hạng sản xuất A, B, C, được giảm từ 9 m xuống còn 6 m khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:

a) Ngôi nhà và công trình được trang bị hệ thống chữa cháy tự động;

b) Tải trọng riêng làm bằng các chất cháy trong các ngôi nhà thuộc hạng sản xuất C nhỏ hơn hoặc bằng 10 kg tính trên 1 m2 diện tích tầng.

4. Bố trí một số công năng trong công trình

ố trí một số công năng trong công trình

  • Các nhà cao trên 10 tầng phải có phòng trực chống cháy và có nhân viên có chuyên môn thường xuyên trực.
  • Ga ra tô tô được bố trí trong các nhà chức năng khác có bậc chịu lửa I, II có các cấu kiện từ các vật liệu không cháy và khó cháy trừ các ngôi nhà F1.1, F4.1 và nhà sản xuất F5 hạng A và B (phụ lục B). 

5. Lối ra thoát nạn

Lối ra thoát nạn

  • Trong toà nhà cao hơn 28 m, cũng như trong các nhà nhóm F5 hạng A hoặc B phải bố trí buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1. 
  • Một số hình minh họa buồng thang bộ không nhiễm khói loại N1:
  • Cho phép một trong các lối thoát hiểm được bố trí trên đường dốc cách ly. Lối đi theo các thềm của đường dốc tầng lửng vào lồng thang bộ được phép xem như lối thoát hiểm.

6. Đường thoát nạn

Đường thoát nạn

  • Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục không bị chặn từ một điểm bất kỳ trong nhà, công trình đến lối ra bên ngoài.
  • Chiều cao các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn, chiều rộng thông thủy đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và đoạn dốc không được nhỏ hơn so với quy định.

7. Cầu thang bộ cùng buồng thang bộ

Cầu thang bộ cùng buồng thang bộ

  • Chiều rộng bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không nhỏ hơn chiều rộng đã tính hoặc chiều rộng của bất kỳ lối thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời phải đạt kích cỡ quy định.

8. Giải pháp ngăn cháy lan

Vách ngăn chống cháy

  • Diện tích khoang cháy với nhà và công trình phải theo quy định.
  • Giới hạn chịu lửa nhỏ nhất của các bộ phận khác nhau mà có tính ngăn cháy được quy định cụ thể theo các văn bản pháp luật. 

9. Hệ thống báo cháy triển khai tự động

Hệ thống báo cháy triển khai tự động

  • Các tòa nhà cao tầng cần phải thiết kế hệ thống báo cháy tự động theo quy định.
  • Yêu cầu kỹ thuật chính của hệ thống báo cháy tự động theo quy định.

10. Hệ thống cấp nước hỗ trợ chữa cháy

Hệ thống cấp nước hỗ trợ chữa cháy

  • Các tòa nhà cao tầng phải được thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà tuân thủ quy định.
  • Yêu cầu về mặt kỹ thuật của hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà, hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà đều theo quy định.

11. Giải pháp khác về thông gió, chống tụ khói theo quy định pccc

Giải pháp khác về thông gió, chống tụ khói

  • Phải trang bị các thiết bị đầy đủ theo quy định PCCC tại phụ lục D QCVN 06:2010/BXD; QCVN 08:2010/BXD; TCVN 5687:2010.

Trên đây là 11 quy định về công tác PCCC cho chung cư tòa nhà cao tầng mà Phuc Khang Group đã tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên đã giúp cho quý vị nắm rõ được tổng quan về các quy trình quan trọng này. Đừng quên liên hệ ngay với Phuc Khang để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP