Tổng hợp về mái ngói | Phân loại & Phương án thi công 2022

 3831  28.06.2021

1. Tổng quan về mái ngói

tổng quan về mái ngói

  • Mái nhà luôn là thanh phần quan trọng che chở cho toàn bộ công trình. Có rất nhiều vật liệu được cân nhắc lựa chọn khi làm mái nhà.
  • Trong đó mái ngói luôn là vật liệu được nhắc đến nhiều nhất bởi rất nhiều ưu điểm mà nó mang lại.
  • Thi công mái lợp ngói dần trở thành trào lưu trong xã hội hiện nay. Trong bài viết này, Phuc Khang Group sẽ cùng quý vị tìm hiểu kỹ về mái ngói một cách chi tiết dễ hiểu nhất nhé.

Tổng hợp những loại vật liệu hoàn thiện trong xây nhà trọn gói của Phuc Khang Group.

2. Cấu tạo mái ngói khung kèo thép

Cấu tạo mái lợp ngói bao gồm 2 phần chính là khung kèo thépngói:

2.1. Bộ phận khung kèo thép

khung kèo thép

  • Khung kèo thép là một hệ thống liên kết giữa các thanh xà gồ mạ kẽm. Loại khung kèo mái ngói này có ưu điểm chống rỉ sét, trọng lượng rất nhẹ nhưng chịu lực rất lớn.
  • Chi tiết cấu tạo mái ngói bao gồm 3 lớp: xà gồ (đòn tay), cầu phong (rui), lito (mè). Các liên kết được sử dụng vít cường độ cao.
  • Khung kèo mái ngói bằng thép mạ kẽm này giữ vai trò chịu lực chính cho mái trong quá trình thi công lợp ngói.

2.2. Bộ phận ngói (có 2 loại)

2.2.1. Ngói đất nung

ngói đất nung

  • Ưu điểm:
    • Ngói đất nung được làm từ đất sét qua quá trình nung tạo thành. 
    • Mẫu mã đa dạng dễ sản xuất.
    • Chống thấm tốt sau khi được nung bằng lò công nghệ hiện đại.
    • Được sử dụng trong các công trình cổ: chùa, nhà thờ, từ đường, …
  • Nhược điểm:
    • Cách lợp ngói đất nung khó hơn, đòi hỏi thợ tay nghề cao.
    • Khối lượng cao nên tạo thêm áp lực cho phần móng.
    • Giá loại ngói này cũng cao hơn so với ngói bê tông và xi măng.

2.2.2. Ngói bê tông và xi măng

ngói bê tông và xi măng

Ngói bê tông xi măng được làm bằng hỗn hợp cát, xi măng. Sản xuất bởi công nghệ dập khuôn kim loại bằng máy nén khí. Được bảo dưỡng và phủ màu bằng công nghệ khô và ướt.

  • Ưu điểm:
    • Giá thành rẻ hơn một nửa so với ngói đất nung.
    • Dễ thi công, thợ mới cũng có thể thi công.
    • Khối lượng nhẹ giảm tải áp lực phần móng.   

3. Các loại ngói lợp hiện nay trên thị trường

  • Ngói sóng bê tông
  • Ngói mắc
  • Ngói mũi cổ, mũi hài
  • Ngói chiếu, ngói màn, vảy cá
  • Ngói lưu ly, âm dương

3.1. Ngói sóng bê tông

Đây là loại ngói được ưa chuộng nhất trên thị trường, bởi giá thành và chất lượng rất tốt phù hợp thi công ở mọi hạng mục. Công ty xây dựng Phuc Khang Group xin liệt kê một số thương hiệu nổi tiếng về loại ngói bê tông này:

Ngói Fuji (Nhật Bản)

ngói fuji Nhật bản

Được biết đến như một loại ngói tốt nhất nhì trên thị trường. Màu sắc đẹp, bền màu, được sản xuất bởi công nghệ cao bền bỉ của Nhật Bản. Giá có thể là đắt nhất giao động 800.000đ/m2.

Ngói SCG (Thái)

Ngói SCG THái lan

Là tập đoàn mái ngói Thái có trụ sở ở Thái Lan, đặt nhà máy sản xuất tại Đài Loan. Giá hoàn thiện của loại ngói này giao động tầm 700.000đ/m2.

Ngói Prime (Việt Nam)

Ngói Prime

Chuyên cung cấp các loại ngói tráng men chất lượng cao.

Ngói Prime rất đa dạng như: 1 sóng, 2 sóng, bò, rìa, chạng 3.

Ngói Đồng Tâm (Việt Nam)

Ngói Đồng Tâm

Thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng. Sản phẩm của Đồng Tâm được sản xuất từ cát và xi măng qua công nghệ của Ý.

3.2. Ngói mắc

Ngói mắc

Là loại ngói đất nung truyền thống phù hợp cho những công trình cổ điển. 

Thông số:

  • Số viên trên 1 m2: 22 – 32 viên
  • Cân nặng: 2kg/viên
  • Kích thước: 270 x 150 x 15 (mm)
  • Màu: đỏ, nâu, xanh
  • Chất liệu: Đất sét nung và tráng men

3.3. Ngói màn, ngói chiếu, vảy cá

Ngói màn chiếu và vảy cá

Được làm bằng ngói đất nung. Ngày nay chỉ còn xuất hiện trong các ngôi nhà cổ. Riêng ngói màn và chiếu được lót bên trong nhà phía dưới rui.

3.4. Ngói mũi hài cổ

ngói mũi hài

Ngói cổ mũi hài xuất hiện trong các ngôi nhà 3 – 5 gian hoặc trong các chùa, nhà thờ cổ.

3.5. Ngói âm dương (ngói lưu ly)

ngói âm dương

Loại ngói cổ xuất hiện nhiều tại phố cổ Hội An. Đây là loại ngói đặc biệt rất mát. Sử dụng nhiều cho công trình kiến trúc cổ, chùa, nhà thờ.

Xem thêm về những mẫu lan can đẹp nhất năm 2022

4. Cách tính diện tích mái ngói và số lượng ngói lợp

cách tính mái ngói

Trong trường hợp này, Phuc Khang Group sẽ chia sẻ đến quý vị cách tính diện tích mái ngói nghiêng theo công thức:

  • Diện tích mái = (Chiều dài cạnh dốc mái x Chiều dài mặt sàn) x 2

=> đầu tiên sẽ tính chiều dài của độ dốc mái

    • b : là chiều dài cạnh dốc mái (cần tính)
    • a : chiều cao từ kèo mái ngói đến đỉnh mái (a = 2m)
    • c : một nửa chiều rộng mặt sàn (c = 4 / 2 = 2m)
  • Chiều dài cạnh dốc mái = b2 = a2 + c2 = 22 + 22 = 8

=> b = 2.82 m

    • Diện tích mái = (2.82 x 20) x 2 = 112.8 m2 
  • Cách tính số lượng ngói lợp = diện tích mái x số ngói/m2 (thông số từ nhà sản xuất ngói)

Xem thêm về những mẫu gạch ốp lát đẹp nhất năm 2022

5. Tiêu chuẩn thiết kế kèo thép và lợp mái ngói

tiêu chuẩn lợp mái ngói

Tiêu chuẩn là rất cần thiết để đảm bảo quá trình thi công khung kèo thép mái ngói được chắc chắn an toàn hơn:

5.1. Tiêu chuẩn thiết kế kèo thép

  • TCVN 5575:2012 (TCVN: Tiêu chuẩn Quốc Gia)
  • Độ võng kèo phương đứng = L/250
  • Độ võng xà gồ thép lợp ngói phương đứng = L/200
  • Độ võng dầm chính = L/400

5.2. Cường độ vít liên kết 

  • Vít tự khoan: có cường độ cao mạ kẽm 12 x 20 đến 14 x 20 mm.
  • HEX chịu cắt có cường độ tối thiểu: 6.8KN.
  • Bulong: nở M100x100 theo tiêu chuẩn AS/NZ 4600-1996.

5.3. Tiêu chuẩn độ dốc mái ngói

  • Cần chú trọng vào độ dốc của mái ngói, đảm bảo độ dốc từ 30 đến 36 độ tránh việc đọng nước gây trào ngược.
  • Đây là “tỉ lệ vàng” của độ dốc. Nếu quá dốc gây khó khăn trong thi công tăng thêm diện tích cần lợp ngói. Nếu phẳng quá gây ảnh hưởng quá trình thoát nước gây trào ngược. 

6. Phương án thi công mái ngói

Ngày nay có 3 cách làm mái ngói chính:

  • Phương án 1: đổ BTCT sàn phẳng 
  • Phương án 2: đổ BTCT chéo theo mái
  • Phương án 3: chỉ gác khung kèo lợp ngói 

6.1. Đổ BTCT sàn phẳng ở cos áp mái 

sàn btct phẳng mái ngói

  • Ưu điểm: 
    • Khả năng chống: trộm, nóng, ồn, thấm.
    • Dễ thi công, không cần làm trần thạch cao.
    • Khu vực áp mái lợp ngói sạch, tránh bụi bẩn không trung.
    • Bảo dưỡng phần khung thép dễ dàng (chừa lối lên lúc thi công)
  • Nhược điểm:
    • Chi phí lợp mái ngói khá cao.
    • Cách lợp ngói trên mái bê tông thời gian thi công dài vì phải đổ sàn BTCT và diềm mái.

6.2. Đổ BTCT chéo theo mái

sàn btct chéo mái ngói

  • Ưu điểm: 
    • Khả năng chống: trộm, thấm.
    • Chống ồn và nóng không tốt bằng phương án 1.
  • Nhược điểm:
    • Thi công khó và nguy hiểm.
    • Cần đóng trần thạch cao.
    • Công tác đổ BTCT cần tỉ mỉ tránh lồi lõm.
    • Chi phí lợp mái ngói rất cao.

6.3. Chỉ gác khung kèo và lợp ngói

khung kèo thép mái ngói

  • Ưu điểm:
    • Thời gian thi công nhanh và chi phí lợp mái ngói rẻ hơn 2 phương án trên.
  • Nhược điểm:
    • Chống trộm và nóng kém.
    • Dễ dột nếu sử dụng ngói kém chất lượng.
    • Tốn thêm chi phí đóng trần thạch cao tạo thẩm mỹ.

7. Cách lợp mái ngói khung kèo thép

cách lợp mái ngói khung kèo thép

7.1. Lắp đặt khung kèo thép (hệ thống vì kèo mái ngói)

  • Bước 1: đầu tiên lắp cố định 2 thanh lito (mè) trên đỉnh. Đảm bảo khoảng cách 2 thanh lito khoảng 50mm.
  • Bước 2: lắp lito (mè) cuối mái lợp ngói. Vì ngói xếp chồng lên nhau khi thi công nên lito cuối mái được xem là một đuôi ngói.
  • Bước 3: chia đều khoảng cách lito lợp ngói thích hợp sẽ là 260 đến 280 mm (tùy theo thiết kế). Khoảng cách cầu phong mái ngói sẽ giao động từ 1100 đến 1300 mm

7.2. Lợp ngói lên mái (khâu này thường do thợ có kinh nghiệm)

  • Bước 1: vận chuyển nguyên liệu dụng cụ và ngói lên vị trí lợp.
  • Bước 2: lợp từ dưới lên trên đỉnh mái lợp ngói. Những viên ngói sẽ được xếp chồng lên nhau. Nếu có rìa ngói nên chừa khoảng cách để lắp đặt.
  • Bước 3: Hàng ngói đầu tiên được định vị bằng vít chuyên dụng cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Bước 4: Kết hợp việc lợp ngói chính và bắn rìa.

8. Các mẫu nhà mái ngói được ưa chuộng

8.1. Nhà mái ngói hiện đại

  • Nhà mái ngói hiện đại là xu hướng phát triển mạnh thời gian gần đây, dành cho các gia chủ thích sự mới mẻ cá tính. Phong cách này có phần theo kiến trúc của Châu Âu.
  • Mái ngói thường sử dụng tông màu sáng, mang lại cảm giác sang trọng.

mẫu nhà mái ngói hiện đại

8.2. Nhà mái ngói truyền thống

mẫu nhà mái ngói truyền thống

  • Phong cách cổ điển truyền thống luôn là một điều gì đó rất hoài niệm. Phong cách này dần trở lại, bởi những lối thiết kế cổ xưa kèm theo mái ngói truyền thống.

8.3. Nhà mái ngói kiểu Nhật Bản

mẫu nhà mái ngói nhật bản

  • Nhà mái ngói kiểu Nhật Bản dự kiến sẽ là phong cách rất “hot” trong những năm sắp tới. 
  • Quý vị có thể tìm hiểu sâu hơn về mái ngói từ Wikipedia.
Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP