Giếng trời là gì? Các lưu ý quan trọng khi thiết kế thi công

 78  23.12.2021

Trong thiết kế nhà phố giếng trời được sử dụng với rất nhiều chức năng khác nhau. Không chỉ có vai trò giúp thoáng mát mà còn có tác dụng lớn về phong thủy cho không gian. Vậy cụ thể thì giếng trời có chức năng gì? Nên thiết kế theo nguyên tắc như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách.

1. Tổng quan về giếng trời

Giếng trời là một điểm nhấn trong không gian của ngôi nhà. Vậy cụ thể giếng trời là gì và công dụng nó như thế nào?

1.1. Giếng trời là gì ?

giếng trời là gì

  • Giếng trời là không gian được thiết kế theo phương thức thẳng đứng, được thông từ tầng trệt đến mái nhà ở hoặc nhà cao tầng. Thông thường trong các công trình xây dựng thường có giếng trời. Giếng trời được xem là một giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật. 

1.2. Công dụng của giếng trời

công dụng của giếng trời

Chức năng của giếng trời là hứng gió, lấy ánh sáng và trao đổi khí giữa không gian trong nhà. Ngoài ra nó còn có thể là điểm thiết kế tạo nên điểm nhấn khác biệt cho ngôi nhà.

  • Lấy sáng: Các ngôi nhà cao tầng ngày càng nhiều nên không gian sống không nhận đủ ánh sáng. Vì thế giếng trời là giải pháp để giúp đưa ánh sáng vào nhà.
  • Đón gió, giúp không khí lưu thông: Với giếng trời, giúp lượng gió trong môi trường tự nhiên tràn vào không gian nhà nhiều hơn. Giúp lưu thông khí trong nhà một cách tự nhiên, làm căn nhà trở nên thông thoáng.
  • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn làm nổi bật kiến trúc của ngôi nhà.

1.3. Cấu tạo của giếng trời

cấu tạo của giếng trời

Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần:

  • Đáy giếng: thường nằm ở tầng trệt để trang trí cây xanh, hòn non bộ,… Không gian này có thể kết nối được với các phòng khác trong nhà;
  • Thân giếng: đây là khoảng cách nối từ đỉnh đến đáy giếng để lan tỏa ánh sáng cho các khu vực xung quanh;
  • Đỉnh giếng: nó là phần nằm ở trên cùng, thường là tầng thượng hoặc mái nhà. Nó thường sử dụng mái bằng kính và hệ khung của mái.

Xem thêm những mẫu sân thượng đẹp năm 2022

2. Các lưu ý thiết kế giếng trời

Để có thể có được một kiến trúc giếng trời hoàn hảo thì khách hàng cần lưu ý một số nguyên tắc sau trong thiết kế:

2.1. Vị trí và hướng của giếng trời

vị trí giếng trời

  • Trong không gian nhà ở có khá nhiều vị trí để đặt giếng trời. Chẳng hạn như nhà bếp, phòng khách, cầu thang,…
  • Giếng trời có tác dụng để lấy ánh sáng và thông gió. Vì thế khách hàng có thể lựa chọn vị trí nào để thiếu ánh sáng trong nhà để làm giếng trời.

2.2. Vật liệu làm mái che

vật liệu làm giếng trời

  • Để làm mái che thì nên sử dụng các vật liệu như tấm polycarbonate. Tấm này sẽ giúp lấy được toàn bộ ánh sáng từ thiên nhiên. Ngoài ra có thể chọn các vật liệu khác như kính, bạt, tôn,…
  • Cần chú ý trong việc thiết kế và bổ sung mái che. Vật liệu có thể được áp dụng đa dạng, tùy vào nhu cầu của mỗi gia chủ

2.3. Trang trí khu vực giếng trời

trang trí giếng trời

  • Nếu khách hàng muốn khu vực giếng trời trong không gian thêm phần thu hút thì cần chú ý đến việc trang trí. Cần xác định đúng không gian ánh sáng chiếu thẳng từ đỉnh đến đáy giếng.
  • Nên chọn trang trí bằng tiểu cảnh, cây xanh để không gian sống thêm màu xanh, gần gũi với thiên nhiên.

3. Những lưu ý xây dựng giếng trời

Trong thiết kế xây dựng giếng trời cần chú ý rất nhiều yếu tố để đảm bảo về độ an toàn và tính thẩm mỹ cho nó. Nếu khách hàng đang có ý định thiết kế giếng trời cho không gian nhà ở thì cần chú ý một số điều sau:

3.1. Về mặt kỹ thuật

kỹ thuật xây dựng trang trí giếng trời

  • Đèn chiếu sáng trang trí và cây cảnh treo trên các bức tường phải vừa trong tầm với. Đặc biệt là có giải pháp an toàn để kiểm soát, tránh khó khăn khi sửa chữa.
  • Không nên đặt những chậu cây, treo đèn, vật trang trí quá to sẽ gây nguy hiểm. Các hệ thống cửa sổ, hành lang và cầu thang tiếp giáp với giếng trời phải có lan can đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

3.2. Về mặt phong thủy

lưu ý xây giếng trời về phong thủy

  • Theo các chuyên gia về phong thủy thì nên đặt giếng trời ở cung Tài lộc và Thiên Mạng. Ngoài ra cũng nên đặt giếng trời ở giữa nhà và đặt cần xanh.
  • Nhiều gia đình có thể tham khảo trước những thông tin về mệnh để bố trí cho phù hợp.

3.3. Hệ thống thoát nước sàn hợp lý

hệ thống thoát nước sàn trang trí giếng trời

  • Nếu khách hàng muốn tận dụng khu vực này để làm vườn trong nhà thì cần chú ý đến hệ thống thoát nước hợp lý. Vào mùa mưa, nước mưa sẽ rất dễ khiến cho sàn nhà bị ẩm và hư hỏng.
  • Hệ thống thoát nước là để hạn chế những lúc thời tiết mưa hoặc nắng quá nhiều.

3.4. Cách âm cho giếng trời

cách âm cho giếng trời

  • Giếng trời rất dễ gây nên tiếng ồn và tiếng động làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình. Chính vì thế, cách khắc phục để cách âm cho giếng trời là tạo nên độ phẳng tường cho giếng.
  • Nên sử dụng các loại đá, giấy dán tường, trang trí cây xanh để hạn chế âm thanh.

Đây là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ chuyên nghiệp. Đến với công ty xây dựng Phúc Khang, khách hàng sẽ được phục vụ nhiệt tình, mức báo giá tốt.

Bài viết dưới đây là toàn bộ thông tin về giếng trời. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp khách hàng có thêm kinh nghiệm khi thiết kế. Nếu quý khách có nhu cầu thiết kế hay thi công, đừng quên liên hệ ngay với Phuc Khang Group chúng tôi qua hotline hoặc website để được tư vấn, hỗ trợ và báo giá nhanh chóng.

Avatar of Đàm Kiến Thịnh
Tôi là Đàm Kiến Thịnh, tốt nghiệp kỹ sư trường Đại Học Bách Khoa. Hơn 15 năm kinh nghiệm trong thiết kế, thi công, giám sát, chủ trì các dự án. Hiện tại, đóng vai trò chính trong việc điều hành PHUC KHANG GROUP